Quý khách vui lòng đặt hàng thông qua Fanpage của Ecovivi để nhận hỗ trợ nhanh nhất!

6 chứng nhận hữu cơ uy tín nhất thế giới hiện nay

10 min

Ecovivi khám phá

Nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng quan trọng đồng thời thu hút sự quan tâm lớn trong vài thập kỷ qua. Điều này phản ánh nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về sức khỏe và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo tính xác thực của sản phẩm có gắn nhãn “hữu cơ”, nhiều cơ quan chứng nhận ra đời có uy tín trên toàn cầu. Họ đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho quy trình sản xuất và đánh giá sản phẩm. Hãy cùng Ecovivi khám phá những chứng nhận hữu cơ uy tín nhất và chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình chứng nhận của chúng.

Chứng nhận hữu cơ (organic) là gì?

Chứng nhận hữu cơ là một loại xác nhận được cấp bởi cơ quan hoặc tổ chức chứng nhận hữu cơ, xác nhận rằng sản phẩm nông nghiệp đã được sản xuất theo các quy trình và tiêu chuẩn hữu cơ. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được sản xuất mà không sử dụng các hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hormone tăng trưởng hoặc chất bảo quản hóa học.

Chứng nhận hữu cơ giúp người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng vào việc sản phẩm họ mua là được sản xuất theo các tiêu chuẩn hữu cơ và không chứa các hóa chất độc hại. Điều này cũng thúc đẩy việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cả người tiêu dùng và những người làm nông nghiệp.

Những chứng nhận hữu cơ nào uy tín nhất hiện nay

1. USDA Organic (Hoa Kỳ)

USDA là viết tắt của United States Department of Agriculture, là Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Cơ quan này sẽ cấp chứng nhận USDA Organic cho thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp đáp ứng những tiêu chuẩn hữu cơ do họ đặt ra.

Đây là chứng nhận có uy tín và được công nhận rỗng rãi bậc nhất. Sản phẩm được dán nhãn USDA Organic phải đảm bảo quá trình sản xuất không dùng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại… Và yêu cầu cẩn phải có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

2. EU Organic Certification (Liên minh châu Âu)

EU Organic Certification là quá trình chứng nhận hữu cơ áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm muốn được nhập khẩu và bán ra thị trường Liên minh châu Âu (EU). Các sản phẩm này phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sản xuất hữu cơ, đảm bảo rằng chúng không sử dụng hóa chất tổng hợp độc hại, giữ vệ sinh môi trường và duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và xã hội.

3. JAS Organic (Nhật Bản)

JAS Organic là một hệ thống chứng nhận được Nhật Bản công nhận để đảm bảo rằng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các tiêu chuẩn hữu cơ.

Khi một sản phẩm nông nghiệp đạt được chứng nhận JAS Organic, nó có thể được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và được công nhận là hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia của Nhật Bản.

Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường Nhật Bản đối với nông sản hữu cơ, tăng cơ hội tiếp cận cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ trên thị trường Nhật Bản.

4. ACO (Australia)

ACO (Australian Certified Organic), hay còn được biết đến là Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc, là một giấy chứng nhận với uy tín cao được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á.

Các sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn ACO phải đáp ứng những tiêu chí nghiêm ngặt. Đầu tiên, thành phần chính của sản phẩm phải được chứng nhận là hữu cơ, bảo đảm tính tự nhiên và không chứa hóa chất độc hại

Chứng nhận ACO không chỉ là một dấu hiệu về chất lượng của sản phẩm mà còn thể hiện cam kết của nông dân và doanh nghiệp đối với nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường.

5. NASAA (Australia)

NASAA (National Association for Sustainable Agriculture, Australia) là một tổ chức chứng nhận hữu cơ hàng đầu tại Australia. Họ chịu trách nhiệm chứng nhận nông sản hữu cơ và sản phẩm từ các nguồn gốc tự nhiên. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận và không phụ thuộc vào chính phủ, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và duy trì các tiêu chuẩn cao về nông nghiệp hữu cơ.

Các sản phẩm và nông sản được chứng nhận bởi NASAA đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan đến sử dụng hóa chất hữu cơ, quản lý đất đai và tài nguyên nước, đối xử với động vật, và nhiều yếu tố khác liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

6. OF&G (Vương Quốc Anh)

OF&G (Organic Farmers & Growers) là một tổ chức chứng nhận nông sản hữu cơ có trụ sở tại Vương quốc Anh.

OF&G áp dụng nhiều tiêu chuẩn chứng nhận, bao gồm các tiêu chuẩn của Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu. Các nguyên tắc bao gồm quản lý đất đai, chăm sóc động vật, không sử dụng hóa chất hóa học đồng cấp, và duy trì môi trường tự nhiên.

OF&G đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình ngành nông nghiệp hữu cơ ở Vương quốc Anh và châu Âu thông qua việc thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *