Quý khách vui lòng đặt hàng thông qua Fanpage của Ecovivi để nhận hỗ trợ nhanh nhất!
làng tre bao la

Về thăm làng Bao La xứ Huế – thương hiệu mây tre đan thân thiện môi trường nổi tiếng miền Trung

10 min

Ecovivi kể chuyện

Ở Thừa Thiên Huế có một làng quê nổi tiếng với các sản phẩm thủ công tinh xảo bằng mây tre, tên gọi là làng Bao La. Chúng tôi đã dành một ngày tham quan làng quê bình yên này. Được tận mắt chứng kiến những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm đẹp đẽ. Được nghe kể về những thăng trầm mà làng Bao La đã trải qua trong quá khứ, những nổ lực để vực dậy làng nghề đã có lúc tưởng lụi tàn.

Bạn có biết?

Năm 2013, Làng nghề đan lát Bao la đã được công nhận Làng nghề truyền thống cấp tỉnh theo Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giới thiệu về làng nghề mây tre đan truyền thống Bao La

Chúng tôi đến làng Bao La vào một ngày giữa tháng 8, bắt đầu từ trung tâm của thành phố Huế rồi đi theo hướng Bắc khoảng 10km là ra đến Quốc lộ 1A.

Từ đây đi thêm chừng 2km là đến làng, đường đi về làng rất dễ đi. Giữa tiết trời trong xanh của tháng 8, làng quê Bao La hiện lên thật bình yên và tĩnh lặng, nằm giữa những cánh đồng lúa chín vàng ươm.

Làng Bao La nằm ở bờ bắc của dòng sông Bồ hiền hoà, thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Làng gồm có 6 xóm Đình, Hóp, Đông, Cầu, Chùa, Chợ, với hơn 300 hộ. Người dân trong làng hầu như ai cũng biết đan lát, bởi lẽ đây là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay.

Các cô chú trong làng cho biết, từ xưa nay cứ mỗi khi kết thúc vụ mùa gieo cấy hay gặt hái, dân làng bắt tay vào việc đan lát để kiếm thêm thu nhập.

Người dân thường đan những vật dụng trong nhà như: rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng, lồng bàn. Sản phẩm của làng nổi tiếng khắp nơi bởi vừa đa dạng về mẫu mã lại bền bỉ theo thời gian, như câu ca dao:

Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột, Chiếu Quảng Nghĩa tốt lắm ai ơi.

Ca dao Việt Nam

Câu chuyện vực dậy làng nghề đầy cảm hứng

Đến làng tre Bao La, được nghe chú Võ Văn Dinh, Giám Đốc Hợp Tác Xã Mây Tre Đan Bao La kể về những ngày tháng gian khổ tìm đường hồi sinh làng nghề mới thấy hết được tấm lòng của người dân nơi đây trong việc gìn giữ nghề truyền thống mà cha ông để lại.

Vào những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, đồ gia dụng bằng nhựa xuất hiện đã ngay lập tức chiếm lấy thị trường bởi giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Những chiếc rổ, rá tre không thể cạnh tranh nổi. Điều đó đã đẩy những người dân nơi đây vào khó khăn vì thu nhập giảm sút. Nhiều người đã bỏ nghề để tìm hướng đi mới.

Với mong muốn vực dậy làng nghề ông Dinh và một số người đã quyết định thành lập Hợp Tác Xã mây tre đan Bao La vào năm 2007. Thời gian đầu rất khó khăn khi thiếu vốn, thợ thủ công nhiều người nghỉ việc do lương thấp.

Và rồi, trời đã không phụ lòng người, bằng sự kiên trì, sáng tạo trong sản xuất cộng với sự hỗ trợ của chính quyền tạo điều kiện quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội chợ, triển lãm. Sản phẩm của làng tre Bao La dần được biết đến rộng rãi.

Đến nay, không chỉ được đón nhận ở trong nước mà sản phẩm của làng nghề còn xuất sang thị trường nước ngoài, đem về doanh thu mỗi tháng bình quân khoảng 400 triệu đồng. Hiện hợp tác xã có khoảng 140 lao động, thu nhập bình quân hàng tháng từ 4 đến 6 triệu đồng.

làng mây tre đan bao la
làng mây tre đan bao la
làng mây tre đan bao la

Làng Bao La sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện môi trường

Hướng sản xuất bền vững tại làng tre Bao La đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều này đã được thực hiện thông qua sự áp dụng các biện pháp có trách nhiệm với môi trường. Dưới đây là một số điểm nổi bật về hướng sản xuất bền vững tại làng tre Bao La:

Áp dụng công nghệ mới

Hợp tác xã đã chủ động đưa công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm mây tre đan đẹp, bền và đảm bảo an toàn.

Ví dụ, họ đã chuyển sang sử dụng công nghệ mới thay thế cho việc tẩy trắng nguyên liệu bằng hoá chất độc hại, từ đó không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe của người lao động và ô nhiễm môi trường.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 

làng mây tre đan bao la

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ làng nghề Bao La nguồn vốn để xây dựng một nhà truyền thống. Nhà truyền thống này không chỉ phục vụ việc trưng bày và triển lãm sản phẩm mà còn góp phần tạo ra không gian thuận lợi cho quá trình sản xuất và phát triển của làng nghề.

Phát triển du lịch cộng đồng

làng mây tre đan bao la

 Lãnh đạo làng nghề có kế hoạch sử dụng khuôn viên của nhà truyền thống để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Điều này không chỉ tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân mà còn giúp quảng bá hình ảnh làng nghề và tạo nguồn thu nhập bổ sung.

Mua đồ tre của làng nghề Bao La ở đâu?

Hiện tại Ecovivi đang phân phối sản phẩm mây tre của làng Bao La.

Ecovivi là đơn vị phân phối các sản phẩm thiên nhiên không gây hại cho sức khoẻ con người và thân thiện với môi trường.

Mua hàng tại Ecovivi là bạn đang ủng hộ các sản phẩm thân thiện với môi trường và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Rổ tre từ làng nghề truyền thống Bao La

Khay đồ khô từ làng nghề truyền thống Bao La

Khay đồ khô 3 tầng từ làng nghề truyền thống Bao La

Rổ tre từ làng nghề truyền thống Bao La

Xin chào mọi người,

Thật là vui vì mọi người tìm thấy những bài viết của mình!

Mình là Tuấn, là người đam mê việc khám phá những chân trời mới. Một trong những niềm vui lớn nhất của mình là có cơ hội chia sẻ với bạn những hành trình thú vị, kiến thức bổ ích và những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống xanh và bền vững.

Cám ơn bạn đã theo dõi Ecovivi!

Trân trọng,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột, Chiếu Quảng Nghĩa tốt lắm ai ơi.

Ca dao Việt Nam

Về thăm làng Bao La xứ Huế – thương hiệu mây tre đan thân thiện môi trường nổi tiếng miền Trung

5 min

Ecovivi kể chuyện

Ở Thừa Thiên Huế có một làng quê nổi tiếng với các sản phẩm thủ công tinh xảo bằng mây tre, tên gọi là làng Bao La. Chúng tôi đã dành một ngày tham quan làng quê bình yên này. Được tận mắt chứng kiến những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm đẹp đẽ. Được nghe kể về những thăng trầm mà làng Bao La đã trải qua trong quá khứ, những nổ lực để vực dậy làng nghề đã có lúc tưởng lụi tàn.

Giới thiệu về làng nghề mây tre đan truyền thống Bao La

Bạn có biết?

Năm 2013, Làng nghề đan lát Bao la đã được công nhận Làng nghề truyền thống cấp tỉnh theo Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi đến làng Bao La vào một ngày giữa tháng 8, bắt đầu từ trung tâm của thành phố Huế rồi đi theo hướng Bắc khoảng 10km là ra đến Quốc lộ 1A. Từ đây đi thêm chừng 2km là đến làng, đường đi về làng rất dễ đi. Giữa tiết trời trong xanh của tháng 8, làng quê Bao La hiện lên thật bình yên và tĩnh lặng, nằm giữa những cánh đồng lúa chín vàng ươm.

Làng Bao La nằm ở bờ bắc của dòng sông Bồ hiền hoà, thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Làng gồm có 6 xóm Đình, Hóp, Đông, Cầu, Chùa, Chợ, với hơn 300 hộ. Người dân trong làng hầu như ai cũng biết đan lát, bởi lẽ đây là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay.

Các cô chú trong làng cho biết, từ xưa nay cứ mỗi khi kết thúc vụ mùa gieo cấy hay gặt hái, dân làng bắt tay vào việc đan lát để kiếm thêm thu nhập.

Người dân thường đan những vật dụng trong nhà như: rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng, lồng bàn. Sản phẩm của làng nổi tiếng khắp nơi bởi vừa đa dạng về mẫu mã lại bền bỉ theo thời gian, như câu ca dao: Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột, Chiếu Quảng Nghĩa tốt lắm ai ơi…

Câu chuyện vực dậy làng nghề đầy cảm hứng

Đến làng tre Bao La, được nghe chú Võ Văn Dinh, Giám Đốc Hợp Tác Xã Mây Tre Đan Bao La kể về những ngày tháng gian khổ tìm đường hồi sinh làng nghề mới thấy hết được tấm lòng của người dân nơi đây trong việc gìn giữ nghề truyền thống mà cha ông để lại.

Vào những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, đồ gia dụng bằng nhựa xuất hiện đã ngay lập tức chiếm lấy thị trường bởi giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Những chiếc rổ, rá tre không thể cạnh tranh nổi. Điều đó đã đẩy những người dân nơi đây vào khó khăn vì thu nhập giảm sút. Nhiều người đã bỏ nghề để tìm hướng đi mới.

Với mong muốn vực dậy làng nghề ông Dinh và một số người đã quyết định thành lập Hợp Tác Xã mây tre đan Bao La vào năm 2007. Thời gian đầu rất khó khăn khi thiếu vốn, thợ thủ công nhiều người nghỉ việc do lương thấp.

Và rồi, trời đã không phụ lòng người, bằng sự kiên trì, sáng tạo trong sản xuất cộng với sự hỗ trợ của chính quyền tạo điều kiện quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội chợ, triển lãm. Sản phẩm của làng tre Bao La dần được biết đến rộng rãi.

Đến nay, không chỉ được đón nhận ở trong nước mà sản phẩm của làng nghề còn xuất sang thị trường nước ngoài, đem về doanh thu mỗi tháng bình quân khoảng 400 triệu đồng. Hiện hợp tác xã có khoảng 140 lao động, thu nhập bình quân hàng tháng từ 4 đến 6 triệu đồng.

Sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện môi trường

Hướng sản xuất bền vững tại làng tre Bao La đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều này đã được thực hiện thông qua sự áp dụng các biện pháp có trách nhiệm với môi trường. Dưới đây là một số điểm nổi bật về hướng sản xuất bền vững tại làng tre Bao La:

Áp dụng công nghệ mới

Hợp tác xã đã chủ động đưa công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm mây tre đan đẹp, bền và đảm bảo an toàn. Ví dụ, họ đã chuyển sang sử dụng công nghệ mới thay thế cho việc tẩy trắng nguyên liệu bằng hoá chất độc hại, từ đó không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe của người lao động và ô nhiễm môi trường.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ làng nghề Bao La nguồn vốn để xây dựng một nhà truyền thống. Nhà truyền thống này không chỉ phục vụ việc trưng bày và triển lãm sản phẩm mà còn góp phần tạo ra không gian thuận lợi cho quá trình sản xuất và phát triển của làng nghề.

Phát triển du lịch cộng đồng

 Lãnh đạo làng nghề có kế hoạch sử dụng khuôn viên của nhà truyền thống để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Điều này không chỉ tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân mà còn giúp quảng bá hình ảnh làng nghề và tạo nguồn thu nhập bổ sung.

Rổ tre từ làng nghề truyền thống Bao La

Khay đồ khô từ làng nghề truyền thống Bao La

Khay đồ khô 3 tầng từ làng nghề truyền thống Bao La

Rổ tre từ làng nghề truyền thống Bao La

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *