Quý khách vui lòng đặt hàng thông qua Fanpage của Ecovivi để nhận hỗ trợ nhanh nhất!

Sản phẩm thân thiện môi trường từ mo cau – thương hiệu HTX Cau xanh Đất Quảng

Mo cau là hình ảnh thân thuộc với mỗi người Việt Nam.

Ngày xưa, mo cau được mẹ dùng làm cơm nắm, làm chiếc quạt phe phẩy trưa nắng ngày hè… Và có lẽ ai trong mỗi chúng ta lớn lên từ làng quê mà chưa từng chơi trò xe kéo mo cau với người bạn cùng xóm!

Ngày nay, mo cau đi vào đời sống với một diện mạo mới, hiện đại, sang trọng hơn nhờ HTX Cau xanh Đất Quảng.

Ngày xưa, chiếc mo cau được dùng để làm nhiều vật dụng cho cuộc sống hàng ngày

Với những ai đã lớn lên ở làng quê, gốc cây cau là cả một bầu trời tuổi thơ

Mo cau là phần cuống của tàu lá cau, ôm lấy thân cây cau. Chúng có dạng tấm mỏng và phẳng, cấu trúc mô sợi. Kích thước của mo cau thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước của cây cau, thường có chiều rộng dao động khoảng từ 20 đến 30cm và chiều dài từ 50 đến 60cm, độ dày khoảng từ 1 đến 2 mm.

Khi tàu lá cau bị héo đi và rụng xuống, mo cau cũng sẽ rụng theo. Lúc này, nó thường ở dạng khô, và rất dai.

Ngày xưa, mo cau và các vật dụng làm từ mo cau là những thứ thân thuộc với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê, có thể kể một số vật dụng như:

Quạt mo cau: Ông bà ta thường lấy một tấm mo cau thật trắng, đẹp đem vào ngâm trong nước để cho nó mềm ra. Sau đó, làm phẳng nó bằng cách đặt trên một tấm gỗ đè nặng lên trong khoảng 2 – 3 ngày. Sau khi tấm mo khô và trở nên cứng, thì cắt nó thành hình dạng của chiếc quạt để sử dụng.

Cơm nắm mo cau: Mo cau còn được dùng để làm cơm nắm mang ra đồng trong những ngày gặt lúa. Chọn một chiếc mo cau thật đẹp, thật sạch, làm mềm nó rồi cho một ít cơm nóng vào rồi cuốn lại cho kín, sau đó dùng tay lăn đều cho đến khi cơm chắc, mịn. Cơm nắm gói trong mo cau thơm lừng đem ăn với muối mè ngon không thể tả, nó là một phần ký ức của bao người.

Xe kéo mo cau: Hẳn chúng ta ai cũng đôi lần nghe câu hát “Trò chơi thuở bé, anh ưa kéo mo cau/Chở em khắp ngõ vườn…” trong bài hát “Người phu kéo mo cau”của nhạc sĩ Vinh Sử. Mấy mươi năm về trước, hình ảnh những đứa trẻ trò chơi xe kéo mo cau rất đỗi thân thuộc ở vùng quê Việt Nam.

Bên cạnh đó, chiếc mo cau còn rất nhiều công dụng khác như: làm gàu múc nước, chèn mái nhà tránh dột, làm nắp đậy hũ mắm…

Trưa hè nắng nóng chói chang

Mo cau Mẹ quạt con an giấc nồng

Ơn sâu sánh tựa biển Đông

Quạt Mo Mẹ gởi tấm lòng vì Con

Còn trời còn nước còn non

Công ơn của Mẹ mãi còn thiên thu.

Nguyễn Văn Học

Hình ảnh người bà ngồi cặm cụi làm chiếc quạt mo cau thật đẹp (Nguồn: giacngo.vn )

Ai lớn lên ở làng quê mà chưa từng chơi trò xe kéo mo cau với những người bạn cùng xóm. (Nguồn: baoquangnam.vn, Internet)

Ngày nay, mo cau đi vào đời sống với một diện mạo mới, hiện đại, sang trọng hơn nhờ HTX Cau xanh Đất Quảng

Chị Võ Thị Thu Thôi – Giám đốc HTX Cau xanh Đất Quảng – giới thiệu sản phẩm của HTX Cau xanh Đất Quảng đến khách hàng

Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, được gọi là “Thủ phủ của cau” nơi mà cây cau là một phần quan trọng trong cuộc sống người dân.

Chị Võ Thị Thu Thôi, người sinh ra và lớn lên ở vùng quê Lộc Yên, Tiên Phước, luôn giữ mãi trong tim những ký ức đẹp về ngôi làng với những hàng cau xanh mướt. Chị luôn trăn trở làm thế nào để phát huy lợi thế của vùng đất bạt ngàn cau, giúp người dân cải thiện đời sống.

Giữa lúc đang cảm thấy bế tắc trong ý tưởng, chị Thôi gặp được anh Lê Bá Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Với vốn hiểu biết sâu rộng về sản xuất hàng thủ công, anh Ngọc đã đưa ra ý tưởng: sử dụng mo cau để tạo ra những sản phẩm thời trang độc đáo. Từ túi xách cau thời trang đến mũ, từ khay đựng và chậu hoa cho cuộc sống hàng ngày đến những món đồ trang trí tinh tế.

Khi đã tìm được hướng đi chị Võ Thị Thu Thôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ (VFBC) về tập huấn về kỹ năng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mo cau cho 20 chị em phụ nữ trong xã. Họ quyết định thành lập Hợp tác xã lấy tên gọi là HTX Cau xanh Đất Quảng.

Các chị em đã vừa học cách làm sản phẩm từ mo cau và cũng vừa tự tìm hiểu và thử nghiệm để biến chúng trở nên độc đáo và thú vị hơn. Ban đầu, mọi thứ rất mơ hồ vì chẳng ai có thể đoán trước liệu những sản phẩm họ tạo ra có được thị trường đón nhận hay không.

Khi cảm thấy tự tin về chất lượng sản phẩm của mình, HTX Cau xanh Đất Quảng đã quyết định đưa đến các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, như một cách quảng bá sản phẩm. Tại những sự kiện này, những sản phẩm thủ công độc đáo của họ đã từng bước thu hút sự quan tâm của khách hàng. Một số công ty xuất khẩu hàng thủ công đã bắt đầu tìm đến để hợp tác sản xuất.

Cho đến thời điểm này, có thể nói dự án HTX Cau xanh Đất Quảng đã bước đầu thành công trong việc biến mo cau trở thành nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm sáng tạo và thân thiện với môi trường. Sự tự tin, lòng đam mê, cống hiến của Chị Thôi, anh Ngọc và chị em ở HTX đã biến một ý tưởng tưởng chừng như khó khăn thành hiện thực.

Nét mộc mạc giản dị từ những chiếc túi xách làm từ mo cau của HTX Cau xanh Đất Quảng

HTX Cau xanh Đất Quảng

Hiện tại số thành viên của HTX là 21, trong tương lai gần sẽ tăng lên 100 thành viên

Vì sao các sản phẩm từ HTX Cau xanh Đất Quảng được người dùng yêu thích?

Khách hàng bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm của HTX Cau xanh Đất Quảng

1. Thân thiện với môi trường

Mo cau thường được thu hoạch từ những lá cây cau đã tự rụng, không cần phải cắt hạ toàn bộ cây. Điều này giúp bảo vệ cây cau và cải thiện quá trình tái sinh của cây, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Khi sản phẩm từ mo cau không còn giá trị sử dụng, chúng chỉ mất khoảng 2 tháng để hoàn toàn phân hủy trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, các sản phẩm tương tự được làm từ nhựa có thể mất hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn.

2. Mẫu mã đẹp, đa dạng

Chất liệu mo cau có sự mềm mại và dẻo dai cho phép những người thợ thủ công thoải mái sáng tạo. HTX Cau Xanh Đất Quảng đã biến nguyên liệu này thành những tác phẩm thủ công đa dạng, từ túi xách thời trang, những món đồ trang trí tinh tế, giỏ quà độc đáo đến những chiếc chậu hoa.

Điều đặc biệt là tất cả những sản phẩm này đều giữ nguyên màu sắc tự nhiên của sợi mo cau, tạo nên một sự gần gũi và hài hòa với thiên nhiên.

3. Nét mộc mạc giản dị

Nhiều khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm từ HTX Cau xanh Đất Quảng đã chia sẻ rằng những chiếc giỏ xách, mũ nón… làm từ mo cau đã đưa họ trở về ký ức tuổi thơ.

Sử dụng những sản phẩm này đã gợi lên trong họ hình ảnh của những ngày thơ ấu, về ngôi làng quê bình dị, mộc mạc mà họ từng lớn lên. Có thể nói, mo cau không chỉ là một vật liệu, mà còn là một cảm xúc, một mảnh kỷ niệm kết nối với quá khứ thân thương.

Giỏ đựng đồ từ mo cau

Hoa trang trí từ mo cau

Túi xách mo cau

Quy trình sản xuất của HTX Cau xanh Đất Quảng

1. Thu mua mo cau (tháng 3 – tháng 8): Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, mo cau được thu mua. Mỗi cây cau rụng khoảng 4 tàu vào mỗi năm.

2. Lựa chọn mo cau chất lượng: Mo cau cần được thu mua trong tình trạng tốt nhất. Chúng cần có màu trắng sáng, không bị mốc, và phải được thu mua khi vừa rụng xuống.

3. Đem phơi mo cau: Mo cau thu được được đem phơi nắng để loại bỏ độ ẩm tự nhiên và đảm bảo chất lượng.

4. Trữ mo cau trong kho: Mo cau sau khi được phơi khô được bảo quản trong kho. Kho cần được trang bị máy hút ẩm để đảm bảo rằng sản phẩm không bị ẩm và mốc trong thời tiết mưa.

5. Ngâm và xé sợi: Mo cau khô sau đó được ngâm lại trong nước để làm mềm, sau đó xé sợi. Sợi mo cau được xé xong cần được phơi khô lại.

6. Đan sản phẩm: Sợi mo cau đã được xé sẽ được đan thành sản phẩm cuối cùng.

7. Sấy sản phẩm: Sau khi sản phẩm đã hoàn thành từ việc đan, chúng cần được đem vào phòng sấy để đảm bảo rằng sản phẩm hoàn thiện và không bị ẩm.

8. Sử dụng keo sinh học AB: Sản phẩm được bôi lớp keo sinh học AB để bảo vệ khỏi mốc và đảm bảo tính bền vững.

9. Sấy sản phẩm một lần nữa: Sản phẩm sau khi được bôi keo cần được sấy thêm lần nữa để đảm bảo sản phẩm đã hoàn thiện và không bị mốc.

10. Trữ sản phẩm: Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ được đưa vào kho để trữ trước khi xuất đi. Điều này đảm bảo sản phẩm an toàn và giữ được chất lượng cho đến khi xuất khẩu hoặc bán cho khách hàng.

Hình ảnh các sản phẩm của HTX Cau xanh Đất Quảng

Giới thiệu về Ecovivi

Ecovivi là nền tảng đưa các sản phẩm bền vững thân thiện với môi trường đến với người tiêu dùng. Chúng tôi cam kết lựa chọn một cách kỹ lưỡng để mang đến những sản phẩm chất lượng cao, tốt cho người dùng và có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường.

Xin chào mọi người,

Thật là vui vì mọi người tìm thấy những bài viết của mình!

Mình là Tuấn, là người đam mê việc khám phá những chân trời mới. Một trong những niềm vui lớn nhất của mình là có cơ hội chia sẻ với bạn những hành trình thú vị, kiến thức bổ ích và những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống xanh và bền vững.

Cám ơn bạn đã theo dõi Ecovivi!

Trân trọng,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

HTX Cau xanh Đất Quảng

Các thành viên của HTX Cau xanh Đất Quảng

Trưa hè nắng nóng chói chang

Mo cau Mẹ quạt con an giấc nồng

Ơn sâu sánh tựa biển Đông

Quạt Mo Mẹ gởi tấm lòng vì Con

Còn trời còn nước còn non

Công ơn của Mẹ mãi còn thiên thu.

Nguyễn Văn Học

Sản phẩm thân thiện môi trường từ mo cau – thương hiệu HTX Cau xanh Đất Quảng

12 min

Ecovivi kể chuyện

Mo cau là hình ảnh thân thuộc với mỗi người Việt Nam.

Ngày xưa, mo cau được mẹ dùng làm cơm nắm, làm chiếc quạt phe phẩy trưa nắng ngày hè… Và có lẽ ai trong mỗi chúng ta lớn lên từ làng quê mà chưa từng chơi trò xe kéo mo cau với người bạn cùng xóm!

Ngày nay, mo cau đi vào đời sống với một diện mạo mới, hiện đại, sang trọng hơn nhờ HTX Cau xanh Đất Quảng.

Ngày xưa, chiếc mo cau được dùng để làm nhiều vật dụng cho cuộc sống hàng ngày

Mo cau là phần cuống của tàu lá cau, ôm lấy thân cây cau. Chúng có dạng tấm mỏng và phẳng, cấu trúc mô sợi. Kích thước của mo cau thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước của cây cau, thường có chiều rộng dao động khoảng từ 20 đến 30cm và chiều dài từ 50 đến 60cm, độ dày khoảng từ 1 đến 2mm.

Khi tàu lá cau bị héo đi và rụng xuống, mo cau cũng sẽ rụng theo. Lúc này, nó thường ở dạng khô, và rất dai.

Ngày xưa, mo cau và các vật dụng làm từ mo cau là những thứ thân thuộc với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê, có thể kể một số vật dụng như:

Quạt mo cau: Ông bà ta thường lấy một tấm mo cau thật trắng, đẹp đem vào ngâm trong nước để cho nó mềm ra. Sau đó, làm phẳng nó bằng cách đặt trên một tấm gỗ đè nặng lên trong khoảng 2 – 3 ngày. Sau khi tấm mo khô và trở nên cứng, thì cắt nó thành hình dạng của chiếc quạt để sử dụng.

Cơm nắm mo cau: Mo cau còn được dùng để làm cơm nắm mang ra đồng trong những ngày gặt lúa. Chọn một chiếc mo cau thật đẹp, thật sạch, làm mềm nó rồi cho một ít cơm nóng vào rồi cuốn lại cho kín, sau đó dùng tay lăn đều cho đến khi cơm chắc, mịn. Cơm nắm gói trong mo cau thơm lừng đem ăn với muối mè ngon không thể tả, nó là một phần ký ức của bao người.

Xe kéo mo cau: Hẳn chúng ta ai cũng đôi lần nghe câu hát “Trò chơi thuở bé, anh ưa kéo mo cau/Chở em khắp ngõ vườn…” trong bài hát “Người phu kéo mo cau”của nhạc sĩ Vinh Sử. Mấy mươi năm về trước, hình ảnh những đứa trẻ trò chơi xe kéo mo cau rất đỗi thân thuộc ở vùng quê Việt Nam.

Bên cạnh đó, chiếc mo cau còn rất nhiều công dụng khác như: làm gàu múc nước, chèn mái nhà tránh dột, làm nắp đậy hũ mắm…

Với những ai đã lớn lên ở làng quê, gốc cây cau là cả một bầu trời kỷ niệm (Nguồn: Mo Cau Xứ Tiên)

Hình ảnh bà ngồi cặm cụi làm chiếc quạt mo cau thật đẹp (Nguồn: giacngo.vn )

Ai lớn lên ở làng quê mà chưa từng chơi trò xe kéo mo cau với những người bạn cùng xóm. (Nguồn: baoquangnam.vn, Internet)

Chị Võ Thị Thu Thôi giới thiệu sản phẩm của HTX Cau xanh Đất Quảng đến khách hàng

Ngày nay, mo cau đi vào đời sống với một diện mạo mới, hiện đại, sang trọng hơn nhờ HTX Cau xanh Đất Quảng

Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, được gọi là “Thủ phủ của cau” nơi mà cây cau là một phần quan trọng trong cuộc sống người dân.

Chị Võ Thị Thu Thôi, người sinh ra và lớn lên ở vùng quê Lộc Yên, Tiên Phước, luôn giữ mãi trong tim những ký ức đẹp về ngôi làng với những hàng cau xanh mướt. Chị luôn trăn trở làm thế nào để phát huy lợi thế của vùng đất bạt ngàn cau, giúp người dân cải thiện đời sống.

Giữa lúc đang cảm thấy bế tắc trong ý tưởng, chị Thôi gặp được anh Lê Bá Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Với vốn hiểu biết sâu rộng về sản xuất hàng thủ công, anh Ngọc đã đưa ra ý tưởng: sử dụng mo cau để tạo ra những sản phẩm thời trang độc đáo. Từ túi xách cau thời trang đến mũ, từ khay đựng và chậu hoa cho cuộc sống hàng ngày đến những món đồ trang trí tinh tế.

Khi đã tìm được hướng đi chị Võ Thị Thu Thôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ (VFBC) về tập huấn về kỹ năng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mo cau cho 20 chị em phụ nữ trong xã. Họ quyết định thành lập Hợp tác xã lấy tên gọi là HTX Cau xanh Đất Quảng.

Các chị em đã vừa học cách làm sản phẩm từ mo cau và cũng vừa tự tìm hiểu và thử nghiệm để biến chúng trở nên độc đáo và thú vị hơn. Ban đầu, mọi thứ rất mơ hồ vì chẳng ai có thể đoán trước liệu những sản phẩm họ tạo ra có được thị trường đón nhận hay không.

Khi cảm thấy tự tin về chất lượng sản phẩm của mình, HTX Cau xanh Đất Quảng đã quyết định đưa đến các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, như một cách quảng bá sản phẩm. Tại những sự kiện này, những sản phẩm thủ công độc đáo của họ đã từng bước thu hút sự quan tâm của khách hàng. Một số công ty xuất khẩu hàng thủ công đã bắt đầu tìm đến để hợp tác sản xuất.

Cho đến thời điểm này, có thể nói dự án HTX Cau xanh Đất Quảng đã bước đầu thành công trong việc biến mo cau trở thành nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm sáng tạo và thân thiện với môi trường. Sự tự tin, lòng đam mê, cống hiến của Chị Thôi, anh Ngọc và chị em ở HTX đã biến một ý tưởng tưởng chừng như khó khăn thành hiện thực.

Nét mộc mạc giản dị từ những chiếc túi xách làm từ mo cau của HTX Cau xanh Đất Quảng

HTX Cau xanh Đất Quảng

Hiện tại số thành viên của HTX là 21, trong tương lai gần sẽ tăng lên 100 thành viên

Khách hàng bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm của HTX Cau xanh Đất Quảng

Vì sao các sản phẩm từ HTX Cau xanh Đất Quảng được người dùng yêu thích?

1. Thân thiện với môi trường

Mo cau thường được thu hoạch từ những lá cây cau đã tự rụng, không cần phải cắt hạ toàn bộ cây. Điều này giúp bảo vệ cây cau, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Khi sản phẩm từ mo cau không còn giá trị sử dụng, chúng chỉ mất khoảng 2 tháng để hoàn toàn phân hủy trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, các sản phẩm tương tự được làm từ nhựa có thể mất hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn.

2. Mẫu mã đẹp, đa dạng

Chất liệu mo cau có sự mềm mại và dẻo dai cho phép những người thợ thủ công thoải mái sáng tạo. HTX Cau Xanh Đất Quảng đã biến nguyên liệu này thành những tác phẩm thủ công đa dạng, từ túi xách thời trang, những món đồ trang trí tinh tế, giỏ quà độc đáo đến những chiếc chậu hoa. Điều đặc biệt là tất cả những sản phẩm này đều giữ nguyên màu sắc tự nhiên của sợi mo cau, tạo nên một sự gần gũi và hài hòa với thiên nhiên.

3. Nét mộc mạc giản dị

Nhiều khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm từ HTX Cau xanh Đất Quảng đã chia sẻ rằng những chiếc giỏ xách, mũ nón… làm từ mo cau đã đưa họ trở về ký ức tuổi thơ. Sử dụng những sản phẩm này đã gợi lên trong họ hình ảnh của những ngày thơ ấu, về ngôi làng quê bình dị, mộc mạc mà họ từng lớn lên. Mo cau không chỉ là một vật liệu, mà còn là một cảm xúc, một mảnh kỷ niệm kết nối với quá khứ thân thương.

Giỏ đựng đồ từ mo cau

Hoa trang trí từ mo cau

Túi xách mo cau

Quy trình sản xuất của HTX Cau xanh Đất Quảng

1. Thu mua mo cau (tháng 3 – tháng 8): Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, mo cau được thu mua. Mỗi cây cau rụng khoảng 4 tàu vào mỗi năm.

2. Lựa chọn mo cau chất lượng: Mo cau cần được thu mua trong tình trạng tốt nhất. Chúng cần có màu trắng sáng, không bị mốc, và phải được thu mua khi vừa rụng xuống.

3. Đem phơi mo cau: Mo cau thu được được đem phơi nắng để loại bỏ độ ẩm tự nhiên và đảm bảo chất lượng.

4. Trữ mo cau trong kho: Mo cau sau khi được phơi khô được bảo quản trong kho. Kho cần được trang bị máy hút ẩm để đảm bảo rằng sản phẩm không bị ẩm và mốc trong thời tiết mưa.

5. Ngâm và xé sợi: Mo cau khô sau đó được ngâm lại trong nước để làm mềm, sau đó xé sợi. Sợi mo cau được xé xong cần được phơi khô lại.

6. Đan sản phẩm: Sợi mo cau đã được xé sẽ được đan thành sản phẩm cuối cùng.

7. Sấy sản phẩm: Sau khi sản phẩm đã hoàn thành từ việc đan, chúng cần được đem vào phòng sấy để đảm bảo rằng sản phẩm hoàn thiện và không bị ẩm.

8. Sử dụng keo sinh học AB: Sản phẩm được bôi lớp keo sinh học AB để bảo vệ khỏi mốc và đảm bảo tính bền vững.

9. Sấy sản phẩm một lần nữa: Sản phẩm sau khi được bôi keo cần được sấy thêm lần nữa để đảm bảo sản phẩm đã hoàn thiện và không bị mốc.

10. Trữ sản phẩm: Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ được đưa vào kho để trữ trước khi xuất đi. Điều này đảm bảo sản phẩm an toàn và giữ được chất lượng cho đến khi xuất khẩu hoặc bán cho khách hàng.

về thăm htx cau xanh Đất Quảng

Xin chào mọi người,

Thật là vui vì mọi người tìm thấy những bài viết của mình!

Mình là Tuấn, là người đam mê việc khám phá những chân trời mới. Một trong những niềm vui lớn nhất của mình là có cơ hội chia sẻ với bạn những hành trình thú vị, kiến thức bổ ích và những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống xanh và bền vững.

Cám ơn bạn đã theo dõi Ecovivi!

Trân trọng,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *