Quý khách vui lòng đặt hàng thông qua Fanpage của Ecovivi để nhận hỗ trợ nhanh nhất!

Về thăm làng đệm bàng Phò Trạch ở Huế

10 min

Ecovivi kể chuyện

Làng đệm bàng Phò Trạch, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km về hướng Bắc, là một ngôi làng nổi tiếng về nghề đan cỏ Bàng. Với bề dày lịch sử hàng trăm năm, làng Phò Trạch đóng vai trò quan trọng trong ngành thủ công truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lịch sử làng đệm bàng Phò Trạch

Cây cỏ bàng được trồng ở phần rìa của cánh đồng làng Phò Trạch

Từ quốc lộ 1A rẽ hướng biển Đông chừng 10km, băng qua những đồng lúa bát ngát, hiện lên một ngôi làng nhỏ nằm giữa vùng quê thanh bình của xứ Huế. Nếu để ý sẽ thấy, trước sân mỗi nhà có những cô, bác đang cặm cụi ngồi đan những sợi cỏ khô. Ngôi làng đó tên làng đệm bàng Phò Trạch, còn những cọng cỏ khô được gọi là cỏ bàng.

Các bậc cao niên trong làng cho biết, Làng Phò Trạch được hình thành từ giữa thế kỷ XV, nhân dân bao đời nay sống dựa vào nghề trồng lúa, vào những lúc nông nhàn dân làng làm thêm một nghề phụ là đan cỏ bàng.

Làng Phò Trạch nằm trong một vùng đất thuộc hệ sinh thái đồng bằng thềm biển, địa hình có những vùng trũng nước ngập quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ bàng phát triển.

Xưa kia, cư dân trong làng nhận thấy loài cây tuy mỏng manh nhưng có thể dùng để đan thành các tấm đệm, tấm chiếu vừa đẹp lại bền, nên đem trồng ở phần rìa của đồng lúa, mỗi năm thu hoạch một lần rồi phơi khô, cất giữ cẩn thận để dùng cho cả năm.

“Nông trang thôn dã trở nên gần
Đệm làng Phò Trạch khéo và xinh
Cỏ năn, cỏ lác giúp dân dụng
Giường phản quản chi lấm bụi trần”.

Thơ Đặng Huy Trứ

Nơi đây, nghề đan đệm bàng được truyền từ đời này sang đời khác. Con cái lớn lên được cha mẹ truyền lại cách đan cỏ bàng, ngay cả phụ nữ về làm dâu trong làng cũng được dạy cách đan đệm. Thế nên, dù không có ghi chép về thời điểm xuất hiện nghề đan cỏ bàng, đa số đều cho rằng có lẽ nghề này có từ cái thuở lập làng.

Ngày xưa, cỏ bàng được dùng chủ yếu để đan đệm, đan chiếu. Chiếu cỏ bàng có đặc điểm mùa hè nằm rất mát. Hàng làm ra được các thương nhân ở chợ Đông Ba, và các địa phương lân cận lấy về bán.

Trong lịch sử hàng trăm năm của mình, làng nghề Phò Trạch đã đi qua những thăng trầm của thời cuộc. Thế nhưng, chưa có thời điểm nào lại khó khăn như khoảng 25 – 30 năm về trước, đó là lúc mà sự xuất hiện của đồ nhựa vừa rẻ vừa tiện nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đẩy những người thợ thủ công vào thế khó vì sản phẩm làm ra không ai mua, cùng với đó là diện tích trồng cỏ bàng bị thu hẹp đáng kể, nghề đan đệm bên bờ vực thất truyền.

May mắn thay, vẫn còn đó những con người tâm huyết, quyết tâm giữ lửa cho làng nghề. Để rồi hôm nay nghề đan cỏ Bàng tại làng Phò Trạch vẫn tồn tại và vươn lên mạnh mẽ.

Bạn có biết?

Nghề đệm bàng Phò Trạch đã được học giả Lê Quý Đôn ghi vào sách “Phủ biên tạp lục”. Năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định công nhận làng nghề đệm bàng Phò Trạch là Làng nghề truyền thống của tỉnh.

Túi xách cỏ bàng (Nguồn: Cỏ Bàng N.X)

Người gìn giữ bản sắc làng nghề

Nghệ nhân Nguyễn Viết Nam (bên phải)

Nghệ nhân Nguyễn Viết Nam là người con của làng Phò Trạch, ông đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghề đan đệm. Dù năm nay ông đã bước sang tuổi lục tuần, sức khoẻ không còn như thời thanh niên, nhưng hàng ngày ông vẫn miệt mài tự mình mày mò nghiên cứu cách thức tạo ra các sản phẩm mới. Ông luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát triển nghề đan cỏ bàng, và giúp bà con trong làng có thể sống được với nghề.

Ông thấy rằng mặc dù sản xuất sản phẩm từ cỏ bàng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng thu nhập lại không tương xứng với những gì bỏ ra. Cuộc sống của những người thợ thủ công vẫn còn khó khăn.

Từ những trăn trở đó, ông dành nhiều năm tìm đến các làng nghề truyền thống để học hỏi kinh nghiệm. Những ngày tháng đó đã giúp ông nhận ra rằng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm là chìa khóa cho sự phát triển của làng nghề.

Trở về làng, ông cùng với các nghệ nhân khác bắt tay vào việc sáng tạo những sản phẩm mới lạ, thay vì chỉ tập trung vào việc sản xuất những chiếc chiếu và đệm như trước. Ông dành nhiều thời gian vào quá trình thiết kế sản phẩm, sau đó hợp tác với bà con trong làng để làm các bộ phận cụ thể, cuối cùng ông tự tay hoàn thiện chúng.

Sau gần một thập kỷ chuyển mình, làng đệm bàng Phò Trạch đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Thu nhập của bà con làng được cải thiện, sản phẩm của họ đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, thu hút nhiều khách hàng hơn và thậm chí mở rộng ra các thị trường nước ngoài.

UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế vinh danh những đóng góp của nghệ nhân Nguyễn Viết Nam (chính giữa) trong việc gìn giữ phát triển làng nghề đệm bàng Phò Trạch

Vì sao sản phẩm từ cỏ bàng được khách hàng yêu thích?

Sản phẩm từ cỏ bàng của làng Phò Trạch là sự hòa quyện tuyệt vời giữa nghệ thuật thủ công và nguyên liệu tự nhiên. Những sản phẩm này mang trong mình vẻ đẹp dân dã, mộc mạc, nhưng không kém phần tinh tế. Chúng cũng được yêu thích bởi là sản phẩm thân thiện với môi trường.

Nét mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế

Nguồn: Cỏ Bàng N.X

Được tận mắt ngắm nhìn những sản phẩm từ cây cỏ bàng mới thấy được hồn quê chất chứa trong từng đường nét, từng chi tiết.

Những sợi cỏ bàng mỏng manh được người thợ thủ công đan thành những món đồ đầy nghệ thuật, đánh thức trong ta những hồi ức về làng quê Việt, về cuộc sống giản dị và bình yên. Chính nét đẹp mộc mạc này đã làm nên sức cuốn hút của sản phẩm, khiến cho khách hàng không thể rời mắt.

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Nguồn: Cỏ Bàng N.X

Chúng ta đang trong cuộc chiến với rác thải nhựa vốn gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho hệ sinh thái. Những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên của làng đệm bàng Phò Trạch là lựa chọn mà chúng ta có thể hướng tới để thay thế cho đồ dùng nhựa.

Sợi cỏ bàng, nguồn nguyên liệu chính của các sản phẩm này, là một loại cây tự nhiên dễ tái sinh và không gây hại cho môi trường. Việc sử dụng sợi cỏ bàng làm nguyên liệu thay thế cho nhựa có thể giúp giảm tác động đến đất đai và đồng thời hạn chế lượng rác thải không phân hủy.

Ngoài ra, sản xuất thủ công của làng đệm bàng Phò Trạch thường không sử dụng các quy trình công nghiệp và máy móc gây ô nhiễm môi trường. Điều này giúp bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái trong khu vực.

Làm ra sản phẩm từ cây cỏ bàng là một quá trình công phu

Để cây cỏ bàng tự nhiên trên cánh đồng biến thành những sản phẩm thủ công độc đáo thì phải trải qua nhiều công đoạn, ở đây chúng tôi xin tóm gọn thành bốn bước quan trọng sau đây.

Thu hoạch cỏ bàng

Cỏ bàng thường được trồng ở rìa cánh đồng lúa, hàng năm sau khi ăn tết vào khoảng rằm tháng giêng, bà con ra đồng thu hoạch, họ dùng lưỡi liềm để cắt cỏ bàng sát gốc và sau đó làm sạch ruộng bàng để cây non tiếp tục phát triển từ gốc cây cũ, mất chừng một năm là có thể thu hoạch lại. Cỏ bàng thu hoạch được thường có chiều cao khoảng 2 – 3 mét.

Bạn có biết?

Do ảnh hưởng của khí hậu, thổ nhưỡng nên cây cỏ Bàng ở xứ Huế thường có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với cây cỏ Bàng ở miền Nam. Do đó cây cỏ Bàng ở Huế không thể làm ống hút giống như cây ở miền Nam.

Phơi khô cỏ bàng

Sau khi đem cỏ bàng từ ruộng về, bà con sẽ cắt bỏ phần ngọn, phần thân được giữ lại và phân loại theo kích thước, rồi đem ra nắng phơi khô. Thời gian phơi thường từ 2 đến 5 ngày.

Đập dẹt cỏ bàng

Cỏ Bàng sau khi phơi khô sẽ được mang đi đập dẹt bằng cách dùng một chiếc cối đập bàng. Hiện tại cả thôn có 4 chiếc cối được đặt tại 4 xóm của làng, là tài sản chung để bà con sử dụng. Đập bàng là công đoạn nặng nhọc, nên cần người đàn ông có sức mạnh hoặc nhiều người cùng tham gia đập.

Đan thành sản phẩm

Sợi cỏ bàng sau khi được đập dẹt sẽ được những người thợ thủ công đem ra đan. Trong quá trình đan, người thợ sắp xếp 20 -30 sợi bàng mềm theo cùng một hướng, sau đó họ quay lại đan theo hướng vuông góc so với những sợi đã sắp xếp trước đó. Họ cũng có thể thêm hoa văn hoặc chữ viết để làm cho sản phẩm trở nên tinh tế và thẩm mỹ hơn.

Giới thiệu về Ecovivi

Đội ngũ Ecovivi mong rằng qua sản phẩm và bài viết của chúng tôi, chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi đam mê chia sẻ các giá trị mà chúng tôi đại diện, nhằm thức tỉnh tinh thần và trách nhiệm của bạn đối với hành tinh này.

Xin chào mọi người,

Thật là vui vì mọi người tìm thấy những bài viết của mình!

Mình là Tuấn, là người đam mê việc khám phá những chân trời mới. Một trong những niềm vui lớn nhất của mình là có cơ hội chia sẻ với bạn những hành trình thú vị, kiến thức bổ ích và những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống xanh và bền vững.

Cám ơn bạn đã theo dõi Ecovivi!

Trân trọng,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

“Nông trang thôn dã trở nên gần
Đệm làng Phò Trạch khéo và xinh
Cỏ năn, cỏ lác giúp dân dụng
Giường phản quản chi lấm bụi trần”.

Thơ Đặng Huy Trứ

Về thăm làng đệm bàng Phò Trạch ở Huế

10 min

Ecovivi kể chuyện

Làng đệm bàng Phò Trạch, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km về hướng Bắc, là một ngôi làng nổi tiếng về nghề đan cỏ Bàng. Với bề dày lịch sử hàng trăm năm, làng Phò Trạch đóng vai trò quan trọng trong ngành thủ công truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lịch sử làng đệm bàng Phò Trạch

Từ quốc lộ 1A rẽ hướng biển Đông chừng 10km, băng qua những đồng lúa bát ngát, hiện lên một ngôi làng nhỏ nằm giữa vùng quê thanh bình của xứ Huế. Nếu để ý sẽ thấy, trước sân mỗi nhà có những cô, bác đang cặm cụi ngồi đan những sợi cỏ khô. Ngôi làng đó tên làng đệm bàng Phò Trạch, còn những cọng cỏ khô được gọi là cỏ bàng.

Các bậc cao niên trong làng cho biết, Làng Phò Trạch được hình thành từ giữa thế kỷ XV, nhân dân bao đời nay sống dựa vào nghề trồng lúa, vào những lúc nông nhàn dân làng làm thêm một nghề phụ là đan cỏ bàng.

Làng Phò Trạch nằm trong một vùng đất thuộc hệ sinh thái đồng bằng thềm biển, địa hình có những vùng trũng nước ngập quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ bàng phát triển. Xưa kia, cư dân trong làng nhận thấy loài cây tuy mỏng manh nhưng có thể dùng để đan thành các tấm “đệm” (chiếu nằm) đẹp và bền, nên đem trồng ở phần rìa của đồng lúa, mỗi năm thu hoạch một lần rồi phơi khô, cất giữ cẩn thận để dùng cho cả năm.

Nơi đây, nghề đan đệm bàng được truyền từ đời này sang đời khác. Con cái lớn lên được cha mẹ truyền lại cách đan cỏ bàng, ngay cả phụ nữ về làm dâu trong làng cũng được dạy cách đan đệm. Thế nên, dù không có ghi chép về thời điểm xuất hiện nghề đan cỏ bàng, đa số đều cho rằng có lẽ nghề này đã xuất hiện từ cái thuở lập làng.

Ngày xưa, cỏ bàng được dùng chủ yếu để đan đệm, đan chiếu. Chiếu cỏ bàng có đặc điểm là mùa hè nằm rất mát. Hàng làm ra được các thương nhân ở chợ Đông Ba, và các địa phương lân cận lấy về bán.

Trong lịch sử hàng trăm năm của mình, làng nghề Phò Trạch đã đi qua những thăng trầm của thời cuộc. Thế nhưng, chưa có thời điểm nào lại khó khăn như khoảng 25 – 30 năm về trước, đó là lúc mà sự xuất hiện của đồ nhựa vừa rẻ vừa tiện nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đẩy những người thợ thủ công vào thế khó vì sản phẩm làm ra không ai mua, cùng với đó là diện tích trồng cỏ bàng bị thu hẹp đáng kể, nghề đan đệm bên bờ vực thất truyền.

May mắn thay, vẫn còn đó những con người tâm huyết, quyết tâm giữ lửa cho làng nghề. Để rồi hôm nay nghề đan cỏ Bàng tại làng Phò Trạch vẫn tồn tại và trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ.

Bạn có biết?

Nghề đệm bàng Phò Trạch đã được học giả Lê Quý Đôn ghi vào sách “Phủ biên tạp lục”. Năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định công nhận làng nghề đệm bàng Phò Trạch là Làng nghề truyền thống của tỉnh.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Nam (bên phải)

Người gìn giữ bản sắc làng nghề

Nghệ nhân Nguyễn Viết Nam là người con của làng Phò Trạch, ông đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghề đan đệm. Dù năm nay ông đã bước sang tuổi lục tuần, sức khoẻ không còn như thời thanh niên, nhưng hàng ngày ông vẫn miệt mài tự mình mày mò nghiên cứu để đổi mới cách thức tạo ra các sản phẩm. Ông luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát triển nghề đan cỏ bàng, giúp bà con trong làng có thể sống được với nghề.

Ông thấy rằng mặc dù sản xuất sản phẩm từ cỏ bàng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng thu nhập lại không tương xứng với những gì bỏ ra. Cuộc sống của những người thợ thủ công vẫn còn khó khăn.

Từ những trăn trở đó, ông dành nhiều năm tìm đến nhiều làng nghề truyền thống để học hỏi kinh nghiệm. Những ngày tháng đó đã giúp ông nhận ra rằng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm là chìa khóa cho sự phát triển của làng nghề.

Trở về làng, ông cùng với các nghệ nhân khác bắt tay vào việc sáng tạo những sản phẩm mới lạ và độc đáo, thay vì chỉ tập trung vào việc sản xuất những chiếc chiếu và đệm như trước. Ông dành nhiều thời gian vào quá trình thiết kế sản phẩm, sau đó hợp tác với bà con trong làng để làm các bộ phận cụ thể, cuối cùng ông tự tay hoàn thiện chúng.

Sau gần một thập kỷ chuyển mình, làng đệm bàng Phò Trạch đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Thu nhập của bà con làng được cải thiện, sản phẩm của họ đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, thu hút nhiều khách hàng hơn và thậm chí mở rộng ra các thị trường nước ngoài.

Vì sao sản phẩm từ cỏ bàng được khách hàng yêu thích?

Sản phẩm từ cỏ bàng của làng Phò Trạch thể hiện sự hòa quyện tuyệt vời giữa nghệ thuật thủ công và nguyên liệu tự nhiên. Những sản phẩm này mang trong mình vẻ đẹp dân dã, mộc mạc, không kém phần tinh tế. Chúng cũng được yêu thích bởi tính thân thiện với môi trường.

Nét mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế

Được tận mắt ngắm nhìn những sản phẩm từ cây cỏ bàng mới thấy được hồn quê chất chứa trong từng đường nét, trong từng chi tiết.

Những sợi cỏ bàng mỏng manh được người thợ thủ công đan thành những món đồ đầy tinh tế, đánh thức trong ta những hồi ức về làng quê Việt, về cuộc sống giản dị và bình yên. Chính nét đẹp mộc mạc này đã làm nên sức cuốn hút của sản phẩm, khiến cho khách hàng không thể rời mắt.

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Chúng ta đang trong cuộc chiến với rác thải nhựa vốn gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho hệ sinh thái. Những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên của làng đệm bàng Phò Trạch là lựa chọn mà chúng ta có thể hướng tới để thay thế cho đồ dùng nhựa.

Sợi cỏ bàng, nguồn nguyên liệu chính của các sản phẩm này, là một loại cây tự nhiên dễ tái sinh và không gây hại cho môi trường. Việc sử dụng sợi cỏ bàng làm nguyên liệu thay thế cho nhựa có thể giúp giảm tác động đến đất đai và đồng thời hạn chế lượng rác thải không phân hủy.

Ngoài ra, sản xuất thủ công của làng đệm bàng Phò Trạch thường không sử dụng các quy trình công nghiệp và máy móc gây ô nhiễm môi trường. Điều này giúp bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái trong khu vực.

Làm ra sản phẩm từ cây cỏ bàng là một quá trình công phu.

Để cây cỏ bàng tự nhiên trên cánh đồng biến thành những sản phẩm thủ công độc đáo thì phải trải qua nhiều công đoạn, ở đây chúng tôi xin tóm gọn thành bốn bước quan trọng sau đây.

Thu hoạch cỏ bàng

Cỏ bàng thường được trồng ở rìa cánh đồng lúa, hàng năm sau khi ăn tết vào khoảng rằm tháng giêng, bà con ra đồng thu hoạch, họ dùng lưỡi liềm để cắt cỏ bàng sát gốc và sau đó làm sạch ruộng bàng để cây non tiếp tục phát triển từ gốc cây cũ, mất chừng một năm là có thể thu hoạch lại. Cỏ bàng thu hoạch được thường có chiều cao khoảng 2 – 3 mét.

Bạn có biết?

Do ảnh hưởng của khí hậu, thổ nhưỡng nên cây cỏ Bàng ở xứ Huế thường có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với cây cỏ Bàng ở miền Nam. Do đó cây cỏ Bàng ở Huế không thể làm ống hút giống như cây ở miền Nam.

Phơi khô cỏ bàng

Sau khi đem cỏ bàng từ ruộng về, bà con sẽ cắt bỏ phần ngọn, phần thân được giữ lại và phân loại theo kích thước, rồi đem ra nắng phơi khô. Thời gian phơi thường từ 2 đến 5 ngày.

Đập dẹt cỏ bàng

Cỏ Bàng sau khi phơi khô sẽ được mang đi đập dẹt bằng cách dùng một chiếc cối đập Bàng. Hiện tại cả thôn có 4 chiếc cối được đặt tại 4 xóm của làng, là tài sản chung để bà con sử dụng. Đập bàng là công đoạn nặng nhọc, nên cần người có sức mạnh hoặc nhiều người cùng đập.

Đan thành sản phẩm:

Sợi cỏ Bàng sau khi được đập dẹt sẽ được những người thợ thủ công đem ra đan. Trong quá trình đan, người thợ sắp xếp 20 -30 sợi bàng mềm theo cùng một hướng, sau đó họ quay lại đan theo hướng vuông góc so với những sợi đã sắp xếp trước đó. Họ cũng có thể thêm hoa văn hoặc chữ viết để làm cho sản phẩm trở nên tinh tế và thẩm mỹ hơn.

Xin chào mọi người,

Thật là vui vì mọi người tìm thấy những bài viết của mình!

Mình là Tuấn, là người đam mê việc khám phá những chân trời mới. Một trong những niềm vui lớn nhất của mình là có cơ hội chia sẻ với bạn những hành trình thú vị, kiến thức bổ ích và những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống xanh và bền vững.

Cám ơn bạn đã theo dõi Ecovivi!

Trân trọng,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *