Quý khách vui lòng đặt hàng thông qua Fanpage của Ecovivi để nhận hỗ trợ nhanh nhất!

Carbon Footprint là gì?

5 min

Sống Xanh

Khi nói đến các vấn đề về môi trường hoặc biến đổi khí hậu, một thuật ngữ thường xuyên được đề cập trong ngữ cảnh này là “Carbon footprint” hay “Dấu chân Carbon”. Vậy nó thực sự là gì? Các bạn hãy cùng Ecovivi tìm hiểu nhé!

Carbon footprint là gì?

Carbon footprint là tổng lượng khí nhà kính (greenhouse gases) mà một cá nhân, tổ chức hoặc hoạt động nào đó tạo ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển, và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.

Carbon footprint là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của con người lên biến đổi khí hậu. Nó đo lường lượng Carbon footprint

Thuật ngữ Carbon footprint xuất hiện từ khi nào?

Thuật ngữ “Carbon footprint” lần đầu được sử dụng trong một tạp chí thực phẩm chay của BBC vào năm 1999, tuy nhiên, khái niệm rộng hơn về “Environmental footprint” đã được sử dụng từ năm 1979.

Năm 2005, lần đầu tiên chiến dịch quảng cáo của công ty năng lượng hóa thạch BP nhằm mục đích phổ biến ý tưởng về Carbon footprint. Chiến dịch này hướng dẫn người dân tính toán luọng carbon footprint của họ và cung cấp các cách thức để mọi người chuyển sang chế độ ăn uống ít carbon.

Tính toán carbon footprint như thế nào?

Việc tính toán carbon footprint của một sản phẩm, dịch vụ hoặc ngành công nghiệp đòi hỏi kiến thức chuyên môn và sự xem xét cẩn thận về những yếu tố nào nên được kể đến.

Carbon footprint có thể được tính ở các quy mô khác nhau: cho cả quốc gia, cho các thành phố, khu vực và cả cho các ngành công nghiệp, công ty hoặc từng sản phẩm.

Để tính toán carbon cho mỗi cá nhân, có nhiều công cụ trực tuyến để bạn sử dụng.Chẳng hạn như trên trang web Carbonfootprint: https://www.carbonfootprint.com/calculator.aspx

Một số ví dụ về nguồn carbon footprint trong cuộc sống

Giao thông: Lái xe ô tô cá nhân phát ra khí thải là một nguồn carbon footprint lớn. Sử dụng phương tiện công cộng, đi bộ, hoặc sử dụng xe đạp có thể giúp giảm dấu chân carbon của bạn.

Tiêu thụ năng lượng: Sử dụng điện và nhiên liệu để sưởi ấm và nấu ăn góp phần làm tăng lượng carbon footprint của bạn. Sử dụng năng lượng sạch hơn và tiết kiệm năng lượng có thể giảm thiểu tác động này.

Hàng hóa và dịch vụ: Sản xuất, đóng gói, và vận chuyển hàng hóa và dịch vụ cũng đóng góp vào carbon footprint toàn cầu. Tối ưu hóa quy trình sản xuất và tận dụng nguồn tài nguyên tái chế có thể giảm thiểu tác động này.